Tôi đặc biệt ấn tượng với PEN ngay từ cái tên của nó.
Pioneering Educators Network – Mạng lưới những nhà giáo dục Tiên phong và tên viết tắt của nó – PEN – tiếng Anh có nghĩa là “cây bút” - vốn là biểu tượng của việc học tập và giảng dạy. Một cái tên nhiều ẩn dụ, nhiều ý nghĩa như thế chắc chắn mang trong mình nhiều giá trị.
Sau lần đầu lỡ hẹn ở TP HCM, tôi hăm hở mang “pen” của mình đi học hỏi tại PEN 2020 tại Hà Nội. Không nằm ngoài dự đoán, PEN mang lại cho tôi nhiều trăn trở.
TRĂN TRỞ 1: ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
Tôi cảm thấy mình may mắn vì được làm việc ở game đánh bài tiến lên , được cập nhật và tiếp cận với những luồng tư tưởng, với những phương pháp dạy học mới nên khi tới PEN, chúng tôi không bị lạ lẫm, không bị choáng ngợp.
Ngay khi đọc nội dung hội thảo, tôi bị cuốn hút ngay bởi DEEP LEARNING. Lần đầu tiên tôi biết đến thuật ngữ này không phải là từ PEN, mà từ thầy Vĩnh Sơn – hiệu trưởng nhà trường sau đợt tu nghiệp ngắn hạn tại Harvard của thầy vào mùa hè năm trước. Thầy đã nhiều lần nhắc tới, qua quan sát và làm việc, tôi phần nào hiểu được Deep Learning là gì.
Từ những hiểu biết thực tế, tôi dành nhiều thời gian, suy nghĩ và dành năng lượng đối với chủ đề này tại hội thảo với thầy Chí Hiếu.
Tôi đặc biệt chú ý tới sự phân biệt này, và suy nghĩ xem những điều mình tiến hành ở trên lớp đang là Học bề mặt hay Học sâu, mình có thể linh hoạt và lựa chọn giữa những biện pháp giảng dạy này như thế nào.
Đặc biệt thúc đẩy tôi đó là khi xuất phát điểm của Deep Learning là hướng tới đối tượng những học sinh “chưa giỏi” với mong muốn thúc đẩy và tạo động lực cho các em. Đây thật sự là một xuất phát điểm tốt với giáo viên – khi đối tượng học sinh không bị bó hẹp.
Với những bài thực hành thật sự liên hệ mật thiết với những câu hỏi của bài dạy hàng ngày, chúng tôi đã lần lượt trải qua – bước đi những bước đi tuy ngắn nhưng vững chắc trên hành trình của thang bậc DoK.
Trở về sau hội thảo, tôi đã “lật tung” những bài dạy của mình, sắp xếp lại hệ thống câu hỏi để xem tôi chủ yếu dùng DoK mấy, và tại sao? Tôi có thể tăng – giảm liều lượng của các DoK 3-4 lên hay không.
Và tôi không thể né tránh rằng mình rất tự hào, khi chúng tôi – thật sự đã có những sản phẩm DoK4 thực sự để chia sẻ với đồng nghiệp, những cuốn tạp chí SOW – do học sinh thực hiện từ A- Z và đưa được ra thị trường, chứ không chỉ còn là “ý tưởng” hay là mong muốn.
Những niềm tự hào “ngấm ngầm” như thế đã thắp sáng niềm tin về con đường mà chúng ta đang đi – đúng đắn và phát triển.
TRĂN TRỞ 2: ĐƯỜNG DÀI MỚI BIẾT NGỰA HAY
“Chúng ta đã làm gì với lũ trẻ?” Câu hỏi được TS. Chí Hiếu sử dụng để dẫn dắt trên rất nhiều slides, và cũng là điều tôi trăn trở khi kết thúc. Tôi đã nhìn thật sâu vào mắt con trai mình, cũng như nhìn thật sâu vào những ánh mắt học sinh. Tôi có vô tình làm gì, hay mắc sai lầm gì, để khiến chúng bớt “tò mò” với thế giới này không. Chắc chắn là có! Bức tranh ấy, ngay cả những nền giáo dục hàng đầu như Hoa Kỳ - còn đang phải đối mặt, thì chúng tôi, mặc dù không mong muốn, cũng đang mắc phải.
Nhưng may mắn là chúng ta được thức tỉnh, được dẫn dắt để biết nhìn lại mình, và bước về phía trước. Và điều ấy, luôn ở trong chúng tôi, không ngại thay đổi, không ngại thất bại.
Tôi nhìn lại quãng thời gian tuy chưa thật dài, nhưng cũng đủ lâu của mình tại nhà trường, soi chiếu lại chính những giáo án của mình qua từng năm học. Tôi thấy rõ những bước phát triển của chính mình, và của những người đồng nghiệp xung quanh mình. Điều ấy cho tôi niềm tin rằng chỉ cần giữ vững tinh thần, chúng tôi sẽ là những “chú ngựa” ngày càng “hay” hơn, trên con đường rất xa của giáo dục.
Công nghệ - chiếc cửa thần kỳ đã rút ngắn những khoảng cách giữa các Quốc gia phát triển và đang phát triển. Ngay cả “Học sâu” – mới phát triển một vài năm ở Hoa Kỳ, thì ngay đây, chúng tôi cũng đã được tiếp cận. Sẽ là may mắn, nếu chúng tôi cũng làm được như vậy với những học sinh của mình.
TRĂN TRỞ 3: “TRÊN ĐỜI NÀY LÀM GÌ CÓ ĐƯỜNG, NGƯỜI TA ĐI MÃI CŨNG THÀNH ĐƯỜNG THÔI”
Mặc dù dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho Deep Learning, nhưng tôi cũng tìm được mối liên hệ sâu sắc giữa những nội dung được thảo luận tại PEN, giữa Học sâu – với Công nghệ - Với Chính niệm – Từ tâm.
Tôi nhận thấy rằng chỉ có dành toàn bộ Thân – Tâm – ngay bây giờ và ở đây mới có thể trọn vẹn được là mình, được hết mình, được có ý nghĩa nhất với công việc mình làm, tránh được tình trạng “tâm viên, ý mã”.
Làm thế nào để cân bằng được giữa chiều sâu và bề rộng, giữa ‘MultiTasking” với ‘Chính niệm” chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng ít ra việc mong muốn như vậy và cố gắng rèn luyện điều đó mỗi ngày – tôi nghĩ – với mình là một sự thành công.
******
Mỗi bước chân nhỏ bé của tôi, dù có thể chưa tạo ra được một con đường đẹp, nhưng cùng với mọi người, được dẫn dắt chắc chắn sẽ tạo ra một con đường dài, hạnh phúc không chỉ cho tôi và còn cho rất nhiều thế hệ học sinh mà chúng tôi được ảnh hưởng.