Hãy cùng bước qua màn hình lớp học, lắng nghe những câu chuyện cá nhân của thầy cô, để hiểu hơn về những điều đằng sau một tiết học online. Rốt cuộc, điều gì đã tạo nên những tiết học tuyệt vời như vậy?
Không còn là những ngày vào lớp lúc 8h00, tan trường lúc 16h30, một ngày làm việc online của giáo viên trường game đánh bài tiến lên trong mùa dịch có khi bắt đầu lúc tảng sáng và nhiều khi kết thúc trong đêm muộn.
“Ban ngày mình dạy học, nhưng cũng không thể tránh được bao nhiêu thứ công việc gia đình: nấu nướng, chăm sóc, dạy, chơi với con… Rồi soạn bài, thiết kế phiếu, ghi âm, quay clip, training, họp online, check mail, đăng bài… rồi lại chấm phiếu, nhận xét, báo cáo, cập nhật thông tin hàng ngày tới phụ huynh về việc học cũng như nộp bài của các con…” Đó là những đầu việc “kể nhanh” mà cô Lê Anh Vân – GV môn Tiếng Việt và chủ nhiệm khối 5 phải hoàn thiện mỗi ngày.
Không thể để dồn việc của hôm nay sang ngày mai được. Bởi ngày nào cũng sẽ có những luồng việc mới xoay vòng như thế, dồn dập và đôi khi phát sinh thêm nhiều hơn nữa. Cô Hoàng Thu – GV môn Tiếng Anh kể: “Trong thời gian dạy học online, tần suất làm việc với điện thoại và máy tính của mình gần như tăng gấp đôi. Thời gian chưa cách ly xã hội, phụ huynh vẫn đi làm ban ngày và buổi tối mới có thời gian để gửi bài cho giáo viên chấm chữa.” Sau những ca dạy ban ngày, buổi tối, các cô giáo Tiểu học lại miệt mài lên lớp qua Zoom để chữa bài cho các con và trao đổi với phụ huynh để giúp con học tập.
“Cám ơn cô Vân luôn tích cực động viên các con kịp thời. Các “nghé con” rất vui khi được nhìn thấy cô và các bạn hàng ngày đấy cô ạ! Con nói là con nhớ các cô, nhớ trường, lớp và các bạn lắm rồi.” (Mẹ Tú Anh – lớp 5A3 chia sẻ). Vất vả, nhưng khi nhận lại được những nhắn nhủ từ phụ huynh và các con như thế này, các thầy cô lại tràn đầy năng lượng.
Bước sang tháng 4, tháng bắt đầu tuyển sinh của khối Tiểu học và THCS, các GV còn có thêm nhiệm vụ thường niên, là soạn tài liệu tuyển sinh, xây dựng lớp học trải nghiệm. Riêng với năm học này, hình thức xét tuyển online mới mẻ đòi hỏi thầy cô đầu tư thêm nhiều thời gian hơn nữa để thiết kế các trải nghiệm online mà vẫn giúp các con bộc lộ hết tiềm năng và thiên hướng của mình. Và những đêm sáng đèn của các thầy cô lại thêm dài hơn nữa.
“Có tối, em vừa ôm con vừa soạn bài các anh chị ạ” – các thầy cô giáo trường game đánh bài tiến lên vẫn tâm sự với nhau như thế trong những ngày “nghỉ dịch”.
Rất nhiều GV của khối Tiểu học, THCS và THPT đều có con rất nhỏ, hoặc mới đang ở tuổi tiểu học. Ngày thường, thầy cô gửi con ở trường mầm non, yên tâm lên lớp. Ngày dịch, không ai trông trẻ nữa. Thầy cô tự chăm con mình, và chăm cả các con trên lớp học online.
Dù lúc nào cũng luôn chân tay với con nhỏ và việc nhà, nhưng mỗi tiết học vẫn được thầy cô đầu tư từng chi tiết nhỏ, để các con lúc nào cũng hào hứng online: “Khi mình dạy một bài về não bộ, thay vì tự GV đi sâu vào những kiến thức hàn lâm, mình và các con đã cùng nhau tìm hiểu cấu tạo, chức năng của phần não khác nhau và trả lời những câu hỏi mà các con thắc mắc nhiều nhưng chưa được giải đáp: Nhiều chất xám có phải là thông minh? Não bộ hoạt động bao nhiêu %? Làm thế nào để con nhớ bài tốt như các bạn? Việc thức khuya, ăn uống không điều độ ảnh hưởng như thế nào? Não mềm hay cứng, có não phẳng hay không? Não của thiên tài cấu tạo như nào?…” – Tiết học “10 vạn câu hỏi vì sao” của cô Nguyễn Thị Huyền – GV môn Sinh học khối THCS.
“Ở lớp mình có một cậu học sinh bố mẹ đi công tác nước ngoài, con ở nhà 1 mình nên việc con tự giác lên học online đúng giờ và hoàn thành bài tập về nhà thời gian ban đầu rất khó khăn. Con thức khá khuya để chơi game nên sáng ra không thể dậy đúng giờ để học bài. Hầu như ngày nào mình cũng phải liên lạc với PH để trao đổi và động viên con suốt tuần đầu tiên. Phụ huynh nhắn cho mình dòng tin “Cảm ơn cô đã hết sức kiên nhẫn!”. Là một giáo viên, không có gì hạnh phúc và ấm áp hơn.” – Chuyện chăm các con của cô Hoàng Yến – GV môn Toán khối 5.
Chăm con ở nhà, rồi lại chăm con trên lớp online, các thầy cô lúc nào luôn tay tất bật, lúc nào cũng phải nghĩ, và mỗi ngày đều phải sáng tạo hơn, để sao cho các con vui học, sao để ghi nhận kịp thời sự tiến bộ của con, sao để kiểm tra, đánh giá hiệu quả, sao để thông qua những chiếc màn hình vô tri giác, các con vẫn cảm nhận được sự gần gũi của trường lớp, thầy cô.
“Chồng tôi là bác sĩ và phải tiếp xúc với khá nhiều nguồn lây tiềm ẩn. Nhiều lúc, nghe tin chồng báo vừa tiếp xúc với một ca dương tính, tôi cũng cảm thấy vô cùng nặng nề, tinh thần của bản thân cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhưng mà cứ mở máy online với học sinh, là những mối lo tạm gác lại.” Cô Mai Hương – GV môn ESL khối THPT chia sẻ.
Không ít thầy cô có những gánh nặng tinh thần riêng trong đợt dịch này. Nhiều khi đang vừa nấu cơm, vừa thở dài thì học sinh gọi điện hỏi bài, lại tự xốc dậy tinh thần để giảng lại và truyền cảm hứng tích cực cho các con. Đôi khi, chính học sinh thân yêu lại trở thành “chuyên gia tâm lý” cho các thầy cô tâm sự. Chẳng ít lần, bữa cơm của thầy cô có một vài món quá tay quá lửa, bởi một tay nhặt rau, một tay cầm điện thoại giải đáp nhanh để các con kịp hoàn thành bài tập trước giờ lên lớp.
Bữa cơm của thầy cô có thể bớt ngon đôi chút, nhưng bữa cơm của học sinh – với chính các con tự nấu cho gia đình thì lúc nào cũng thật ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Với môn Kỹ năng sống của cô Phương Thảo – GV khối THPT, nhà trường chủ trương trong thời gian nghỉ dịch cần hỗ trợ các con các kỹ năng phù hợp để giúp tăng hiểu biết và kỹ năng phòng tránh dịch bệnh, nâng cao sức khỏe và giữ vững tinh thần trong mùa dịch. Ngoài những kiến thức phòng dịch, các con còn biết thêm rất nhiều món ăn giúp tăng cường đề kháng cho bản thân và gia đình.
“Đối với mình, việc quan trọng nhất là giúp các con cảm thấy được quan tâm không khác gì trên trường khi cô trò làm việc với nhau. Ở thời điểm hiện tại như ở lớp mình, có con thì bố mẹ được làm việc ở nhà nhưng cũng có những con bố mẹ làm việc trong những ngành đặc biệt như bác sĩ, y tá, những người làm việc ở tuyến đầu… Vì thế, việc các con phải ở nhà với ông bà, tự lập và tự học online theo đúng thời khóa biểu là điều rất khó khăn. Lúc này, chính giáo viên sẽ là người động viên, giúp đỡ các con nhiều nhất cả về tinh thần lẫn hỗ trợ về học tập, giúp các con yên tâm học, và bố mẹ các con có thể yên tâm cùng cả nước chống dịch.” Chia sẻ của cô Nguyễn Huyền – GV môn Sinh học khối THCS.
Cô trò cùng động viên nhau dạy và học mỗi ngày. Nồi canh có thể cháy vài lần, nhưng giờ học online của lớp thì chưa bao giờ thiếu những niềm vui.
Để có được những tiết học online hiệu quả, các con nhập tâm vào bài giảng, trao đổi hăng hái với thầy cô bạn bè, thì sự hỗ trợ của phụ huynh là vô cùng quan trọng. Phụ huynh học sinh Gia Khiêm – khối THPT chia sẻ: “Tôi đã rất sát sao, thường xuyên nhắc nhở con mỗi khi tới giờ học hoặc khi nhận được thông báo mới từ giáo viên hoặc nhà trường, đồng thời tôi đã tạo điều kiện tốt nhất cho con (sửa mạng, chuẩn bị thiết bị điện tử mới cho con, không làm phiền con tại phòng riêng khi giờ học diễn ra…).”
Không chỉ các phụ huynh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm luôn sát sao hỗ trợ các con học tập, mà cả Ban giám hiệu và đội ngũ văn phòng nhà trường cũng luôn túc trực, xây dựng nền tảng để các lớp học online diễn ra đúng kế hoạch: Kế hoạch học tập online được chủ động xây dựng ngay từ tuần nghỉ học đầu tiên sau Tết. Hướng dẫn dạy và học online đồng bộ được gửi tới các giáo viên và phụ huynh. Những buổi họp giao ban, cập nhật tình hình, chia sẻ kinh nghiệm, xử lý phát sinh liên tục được thực hiện. Các báo cáo chi tiết từng môn học, của từng học sinh được tổng hợp và cập nhật từng tuần gửi tới phụ huynh. Những công cụ công nghệ thông tin, các phần mềm bản quyền, các nguồn học liệu online quốc tế liên tục được cập nhật… Tất cả để giúp các con có những trải nghiệm học tập online tại nhà tốt nhất.
Đợt dịch này, nhìn ở góc độ tích cực chính là một cơ hội để tất cả chúng ta: Các con, cha mẹ và thầy cô giáo, cùng nhau phát triển những hướng tiếp cận giáo dục mới, tư duy mới, thử những cách làm mới, nâng cao khả năng khai thác giá trị của công nghệ thông tin và thích ứng với những khó khăn, biến động của cuộc sống.
Cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua mùa dịch này bằng năng lượng tích cực và những lớp học online đầy cảm hứng. Bởi dạy và học là những điều sẽ luôn luôn diễn ra, luôn luôn vận động dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.